Những lỗi “khó tha thứ” khi nuôi dạy con cha mẹ Việt nào cũng mắc phải

Đây là những thói quen nuôi dạy con rất phổ biến của các bố mẹ Việt nên có thể khi bị vạch tội, không ít người sẽ giật mình.


Không có một quy chuẩn nào trong cách nuôi dạy con, tuy nhiên, chính những thói quen của bố mẹ lại định hình rõ tính cách của con trẻ và ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chúng.
Trong khi rất nhiều bà mẹ hiện đại đã đầu tư và tìm tòi, áp dụng nhiều phương pháp dạy conmới mẻ, tiên tiến trên thế giới thì vẫn còn một bộ phận lớn các bậc phụ huynh hay nuôi con theo kiểu hoặc “gà công nghiệp”, hoặc áp đặt con thái quá, hoặc luôn dùng bạo lực với con, hoặc có khi là bỏ mặc con vì quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ”…
TS Vũ Thu Hương –  giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội lý giải: “Các cha mẹ thường hay có suy nghĩ, mình đã dạy con rất nhiều, đã rất quan tâm làm việc đó, mình đã chăm con rất cẩn thận, tại sao nó… thế này, tại sao nó… thế kia. Nhưng không phải đâu ạ, cha mẹ là số phận của con cái, chắc chắn chúng ta đã sai ở đâu đó”. Và dưới đây là một số khuyết điểm mà các bậc phụ huynh đã mắc phải trong cách nuôi dạy con, theo TS Vũ Thu Hương.
Với rất nhiều bố mẹ Việt, điều quan trọng nhất trong chuyện ăn uống của con là hôm nay con ăn được mấy bát mà không quan tâm cách con ăn đã đúng hay chưa, có gì nguy hại sức khỏe không.


Sai lầm khi nuôi con
Gia đình nào bật ti vi hoặc sử dụng điện thoại nhiều thì não trẻ càng dễ bị tổn thương.
Sai lầm khi nuôi con
Ôm ấp nhiều quá tạo cho con tâm lý vỏ bọc. Con cảm thấy yên ổn, an tâm khi nằm trong vỏ bọc. Nhưng nếu mẹ đi vắng hoặc phải đi học thì bé bị quẳng ra ngoài vỏ bọc và đương nhiên sẽ hoảng sợ. Điều này sẽ tạo ra tâm lý thiếu tự tin ở trẻ.
Sai lầm khi nuôi con
Bố mẹ luôn nghĩ trẻ hiểu những gì mình nói và những lời quát mắng, đòn roi sẽ có tính răn đe mà không biết rằng nó chỉ khiến trẻ sợ hãi.
Sai lầm khi nuôi con
Chẳng hạn như nói tục, chửi bậy, ứng xử thiếu lịch sự, thiếu văn hóa…
Sai lầm khi nuôi con
Việc của bố là đi kiếm tiền. Điều này làm tăng cường ức chế của mẹ và con càng dễ bị ăn đòn.
Sai lầm khi nuôi con
Nhất là ảnh khỏa thân con khi còn bé.
Sai lầm khi nuôi con
Đe dọa để con chịu ăn, để con nghe lời…
Sai lầm khi nuôi con
Điều này khiến trẻ bắt thóp và hình thành tâm lý lỳ lợm.

Sai lầm khi nuôi con
Trong khi mọi thói quen, nề nếp, tính cách của trẻ đều được hình thành từ khi còn rất nhỏ.

Sai lầm khi nuôi con
Con nghịch bắt con ngồi yên, con la hét bắt con im lặng.

Sai lầm khi nuôi con
Đây là khuyết điểm kéo theo của những ông bố bà mẹ bao bọc con quá kĩ.

Sai lầm khi nuôi con
Nuông chiều con quá mức không thể khiến con lớn lên trở thành con người tự lập.

Sai lầm khi nuôi con
Rất nhiều bố mẹ Việt không ý thức được sự cần thiết của việc dạy con ứng phó với các tình huống nguy hiểm như quy tắc an toàn giao thông, an toàn khi chơi dưới nước…

Sai lầm khi nuôi con
Đến khi con trở thành nạn nhân thì đổ lỗi cho kẻ xấu.

Sai lầm khi nuôi con
Vô hình chung đã đặt lên vai con gánh nặng thành tích từ sớm.

Sai lầm khi nuôi con
Đây là lỗi các bố hay mắc phải: thích nhậu nhẹt, chơi game hơn là chơi với con.

Sai lầm khi nuôi con
Tin vào quảng cáo, nhất là các loại thực phẩm chức năng nên nhiều bố mẹ hay cho con uống đủ các loại thuốc tăng chiều cao, tăng sức đề kháng, tăng cân…
Theo Tri Thức Trẻ

Tầm quan trọng của việc kiểm soát tầm nhìn - Áp đảo đối phương với việc cắm mắt Rồng và Baron

Các mục tiêu trên bản đồ như Rồng hay Baron luôn là nơi các cuộc giao tranh nổ ra liên tục, vậy, làm cách nào để có thể có lợi thế ở những khu vực đó?
Trong Liên Minh Huyền Thoại, việc kiểm soát tầm nhìn, nhất là quanh những mục tiêu quan trọng trên bản đồ như Rồng hay Baron là việc rất quan trọng. Mặc dù giờ đây, việc cắm mắt đã không còn quá khó khăn như trước kia bởi lượng mắt mà một người chơi có thể đem theo và cắm từ phụ kiện, tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt đó chính là vị trí của con mắt đó được cắm ra, với những con mắt xanh – tím cắm ở vị trí chuẩn xác chính là chìa khóa giúp bạn chiếm được lợi thế ở những pha giao tranh kế sau đó. Ở trong bài viết này, Liên Minh 360 sẽ hướng dẫn cho các bạn những vị trí cắm mắt đem lại lợi thế nhiều nhất cho toàn đội ở quanh khu vực Rồng và Baron.

Mắt Tím

tumblr_nz7ytigjih1v1ysfuo1_1280
Vị trí cắm mắt tím thuận lợi.
Mắt tím chính là yếu tố sống còn trong việc kiểm soát tầm nhìn ở khu vực Rồng và Baron, nó cực kì quan trọng bởi 2 lý do: hạn chế được tầm nhìn của đối phương và cản trở chúng dùng phép bổ trợ dịch chuyển. Những con mắt này cần phải được đặt ở các khu vực gần đó để có thể phát hiện ra tầm nhìn và phá đi những con mắt xanh của đối phương, nhằm không cho chúng biết được những thông tin về đội hình của bạn đang ở đâu cũng như chuẩn bị làm gì.
Ảnh phía trên chính là vị trí thuận lợi và hợp lý nhất để cắm mắt tím, ở cả hai đội, bạn đều có thể cắm ở đây. Con mắt cắm trong bụi sẽ cung cấp cho bạn lượng thông tin từ ba góc khác nhau, còn con mắt ở trong hang sẽ giúp bạn có thể có lượng thông tin quanh vị trí này.
Baron_Nashor_Vs._Team
Lượng tầm nhìn từ mắt tím này sẽ có thể cho đội bạn khả năng xóa sổ toàn bộ lượng tầm nhìn còn sót lại của đối phương trong khu vực đó. Với phạm vị tầm nhìn đó, những tướng đánh xa của đội bạn có thể tiến lên và tiêu diệt toàn bộ lượng tầm nhìn, lượng mắt của đối phương, và dĩ nhiên họ sẽ an toàn bởi họ là những tướng đánh xa. Đảm bảo được những tầm nhìn đó, bạn sẽ có thể ngăn ngừa những pha dịch chuyển bất ngờ từ tướng đường trên đối phương, từ đó, bạn sẽ có thể kiểm soát được thế trận, cũng như ép góc hoàn toàn đối thủ.
Với việc ngừa được lượng tầm nhìn của đối phương, chúng sẽ bị ép vào thế bất lợi hơn bạn. Nếu bạn cố gắng tranh chấp Rồng, khi không có tầm nhìn, đối phương buộc phải đánh khi không có bất cứ một thông tin gì về đội hình của bạn. Điều này có thể giúp cho đội bạn có thể chơi trên cơ đối phương, và những pha đối đầu tranh chấp mục tiêu. Và đến một thời điểm, khi đối phương thấy mục tiêu đó là quá khó khăn và không thể tranh chấp được, chúng sẽ ngay lập tức bỏ đi. Do vậy, việc thành lập những khu vực tầm nhìn để ép góc đối phương luôn là thứ tạo ảnh hưởng nhất khi tranh chấp mục tiêu, giúp bạn đảm bảo việc chiếm mục tiêu đó một cách an toàn.

Mắt Xanh

Bên cạnh việc mắt tím để kiểm soát khu vực mục tiêu, thì mắt xanh lại giúp bạn tạo ra những vùng tầm nhìn xung quanh mục tiêu đó, từ đó, bạn sẽ biết được các thông tin về kẻ địch khi quyết định tranh chấp mục tiêu. Và với những thông tin này, đội bạn sẽ có thể chơi trên cơ đối phương cũng như thích nghi với tình huống một cách nhanh nhất. Với những vị trí cắm mắt thuận lợi, bạn có thể kết hợp vừa phòng thủ, vừa tấn công một cách hoàn hảo và từ đó tăng khả năng ăn được Rồng/ Baron.
tumblr_nz7yqkzoxg1v1ysfuo3_1280
Vị trí cắm mắt khi bạn ở đội xanh.
Ở phía trên là ba vị trí cắm mắt xanh hiệu quả nhất khi bạn ở đội xanh. Những con mắt này sẽ cho bạn lượng tầm nhìn ở những chỗ giao nhau giữa rừng và sông, và làm lộ gần như toàn bộ các hướng kẻ địch có thể tiếp cận. Với việc thiết lập hệ thống mắt tím như ở trên, bạn sẽ có thể vừa có được lượng tầm nhìn tốt, vừa có thể xóa sổ toàn bộ lượng tầm nhìn của đối phương ở sông cũng như ở phía lãnh địa của đối phương. Con mắt cắm ở phía dưới bụi kia rất tốt trong việc cung cấp tầm nhìn từ nhiều hướng khác nhau, bên cạnh đó, với con mắt ở vị trí như vậy, bạn sẽ vừa có thể sử dụng dịch chuyển tạo đột biến, vừa có thể biết được nếu đối phương dịch chuyển đến vị trí đó.
tumblr_nz7yqkzoxg1v1ysfuo2_1280
Vị trí cắm mắt khi bạn ở đội đỏ.
Những con mắt ở vị trí này cho bạn lượng tầm nhìn rất tốt phía trên hang rồng, ngăn chặn bất cứ ý định cướp nào đến từ đối phương. Ba vị trí này cũng sẽ cho bạn lượng thông tin khi kẻ địch tiến từ căn cứ ra. Con mắt ở phía bụi trên kia là yếu tố quyết định việc bạn có thể ăn rồng được hay không, hãy nhìn vào mũi tên, đó chính là hướng phần lớn những thành viên đội xanh sẽ đi ra để tiếp cận với hang rồng.

Vậy còn Baron?

Hang Baron cũng tương tự như ở hang Rồng, chỉ cần đảo ngược lại. Tuy nhiên, vì với Baron, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để ăn so với Rồng, thế nên việc những con mắt được cắm sâu vào phía trong là điều cực kì cần thiết và có lợi cho bạn. Đặt một vài con mắt trong rừng đối phương sẽ cho bạn có thể biết được trước những bước đi của đối phương, từ đó đưa ra biện pháp cụ thể để phản ứng lại kịp thời.
image1450076678
Vị trí cắm mắt khi bạn ở đội xanh.
Với những con mắt sâu trong rừng như vậy, bạn sẽ có được thông tin khi kẻ địch cố gắng tiếp cận. Với phạm vị đó, bạn có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, cũng như có thể tính toán các bước đi thích hợp nếu không ăn kịp Baron.
ward baron1
Vị trí cắm mắt khi bạn ở đội dỏ.
Thêm nữa, những mục tiêu có giá trị như Baron này sẽ được các đội tranh chấp ở giai đoạn giữa/ cuối trận đấu, và với những vị trí mắt đó, các tướng sử dụng dịch chuyển của đội bạn có thể tận dụng nó để tạo ra một pha giao tranh thuận lợi trước khi quyết định ăn Baron. Và cũng tương tự như phía Rồng, những con mắt xanh ở vị trí đối ngược lại sẽ đem lại lợi thế cho bạn cùng đồng đội.

Kết

Qua bài viết này, hi vọng rằng bạn sẽ biết được tầm quan trọng của việc kiểm soát tầm nhìn, cũng như với những vị trí như trên, bạn có thể kiểm soát được tốt nhất bản đồ của mình, đem lợi thế về cho đồng đội cũng như chiếm được các mục tiêu một cách an toàn.


Tags:  , ward,

Những chiến thuật quan trong giai đoạn đi đường không thể bỏ qua

Giai đoạn đầu trận luôn là khoảng thời gian khó khăn đối với không ít người. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Như các bạn đã biết, LMHT là một trò chơi mang tính chiến thuật rất cao. Một trận đấu thông thường hay được chia ra làm 3 giai đoạn quan trọng, trong đó đầu trận luôn là vấn đề nan giải với mỗi người chơi, bởi chỉ “một giây bốc đồng” thôi, bạn có thể thua cả trận đấu. Hãy cùng tìm hiểu về cách giữ vị trí khi đi đường ở giai đoạn đầu trận, một trong những yếu tố có thể quyết định tới kết quả của trận đấu.
iEK4mix
Trước khi bước vào giai đoạn đi đường, bạn cần phải xác định xem chất tướng của mình như thế nào, và chất tướng của đối phương ra làm sao. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của bản thân, cần phải rèn luyện thường xuyên. Từ đó, bạn có thể hình dung ra được giai đoạn đi đường, tự đặt ra chiến thuật cho mình.

Tập trung farm lính

4
Chiến thuật tập trung farm lính dành cho những người có lối chơi muốn “thủ hòa”, hoặc chất tướng của họ là những vị tướng đỡ đòn như Shen, Maokai… mục tiêu là cần có một số trang bị càng sớm càng tốt, thì cần phải chơi theo hướng farm lính.
Việc “biết mình biết ta” cũng khá quan trọng. Khi bạn đối đầu với những vị tướng có khả năng trao đổi chiêu thức tốt hơn ở giai đoạn này như Leblanc hay Riven, thì việc tập trung farm lính là điều nên làm.
1
Ở vị trí này, những con lính sẽ bảo vệ bạn và tấn công kẻ địch nếu chúng dám bén mảng tiến tới.
Vị trí mà bạn cần di chuyển đó là bên cạnh những con lính đánh xa của mình. Khi đối phương chủ động tiến lên tấn công trước, bạn có thể tấn công lại hoặc rút lui an toàn mà không lo lỗ máu hơn nhờ những phát tấn công đến từ quân lính của mình. Bên cạnh đó, những con lính này cũng được coi là lá chắn giúp bạn có thể chặn một số các kỹ năng định hướng, ví dụ như Quá Tải (Q) của Ryze, Án Tử của Thresh…

Phòng thủ an toàn

Nếu bạn xác định rằng vị tướng của mình không có cách nào để trao đổi với đối phương, hay bạn không may bị chết 1 mạng, thay vì tiếp tục lao lên và tặng đối phương vài mạng nữa, bạn hãy chuyển lối chơi của mình sang hướng phòng thủ an toàn.
Sea349e
Lối chơi phòng thủ có chút tương đồng với việc tập trung farm lính. Tuy nhiên, khác lối chơi kia ở chỗ, bạn vẫn có thể trao đổi chiêu thức với đối phương nhờ sát thương từ những quân lính của mình, thì lối chơi phòng thủ bạn sẽ không muốn đối phương chạm vào mình. Do đó, thay vì đứng xung quanh quân lính của mình, bạn phải chú ý đến những bước di chuyển của đối phương.
Để làm được điều này, bạn cũng cần phải có những sự hiểu biết nhất định về đối phương, ví dụ các kỹ năng tiếp cận như Nhảy Và Nện (Q) của Jax là 700, Lao Tới (Q) của Fiora là 400… từ đó giữ khoảng cách với bọn chúng, chờ đợi cơ hội hỗ trợ từ người đi rừng của mình và các quân lính đẩy tới.
3
Khu vực mà Jax có thể Nhảy tới và Nện đối phương bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, việc phòng thủ không có nghĩa là bạn bỏ farm lính. Việc farm lính ở đây ngoài kết liễu chúng để kiếm vàng mà còn kiếm cả kinh nghiệm nữa. Do vậy nếu bạn giữ khoảng cách với đối phương quá xa và mất đi kinh nghiệm, thì lối chơi này sẽ khiến cho bạn trở nên đã “thọt” lại càng “thọt” hơn gấp bội lần.

Chủ động trao đổi chiêu thức

Chủ động trao đổi chiêu thức ở đây có nghĩa bạn là người chủ động tấn công đối phương, ép chúng phải trao đổi chiêu thức với mình, khiến chúng mất đi những chỉ số lính, hoặc cấu rỉa và sau đó là kết liễu nhằm vươn lên dẫn trước.
Cũng tương tự như trên, bạn phải hiểu rõ được bản chất vị tướng của mình và của đối phương. Trao đổi chiêu thức với chúng nhằm mục đích gì, cấu rỉa máu để hạ gục chúng, hay chỉ đơn giản là đẩy lui kẻ địch về không cho chúng farm. Có thể lấy ví dụ ở đây, Fiora là một đấu sĩ đường trên tương đối mạnh, cô vừa có khả năng cấu rỉa máu, nhưng cũng có thể hạ gục đối phương bất cứ lúc nào. Còn những vị tướng như Gangplank, mục đích chính là cấu rỉa máu để tạo khoảng trống và farm, thay vì sử dụng kỹ năng của mình để hạ gục kẻ địch.
2
Ép góc đối phương sao cho hợp lý mà vẫn farm được là một nghệ thuật.
Có một điều mà bạn cần phải chú ý, việc trao đổi chiêu thức, tức chủ động tấn công đối phương, khó hơn rất nhiều so với việc tập trung phòng thủ và farm lính. Khi bạn chơi phòng thủ, bạn chỉ việc nghĩ theo 1 hướng, đó là làm sao mình không bị hạ gục là ok. Tuy nhiên, nếu bạn chơi theo hướng tấn công, bạn cần phải có những yếu tố sau:
  • Thế của quân lính: Nếu như bạn đứng trong khu vực giữa 3 con lính đánh xa và đánh gần, tấn công tướng đối phương thì chúng sẽ ngay lập tức tấn công bạn. Đừng coi thường sát thương của những con lính này, tính sơ sơ nếu như 6 con cùng đánh bạn một lúc, thì chúng sẽ gây ra một lượng tổng sát thương là 105 ở ngay cấp độ 1.
Minions_fight_2
  • Kiểm soát tầm nhìn: Càng chơi “hổ báo” bạn sẽ càng dễ bị mắc bẫy của đối phương. Đừng nghĩ họ chấp nhận nhường đường cho bạn, có nghĩa là họ chịu thua, bởi người đi rừng của họ sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào. Do đó, nếu muốn chơi chủ động, tầm nhìn xung quanh phải rõ ràng.
  • Trình độ cá nhân tốt: Nếu như bạn muốn chơi chủ động, nhưng không có trình độ tốt, thì tốt nhất là chơi theo hướng tập trung farm lính. Đối với một người chơi có kỹ năng, họ có thể chơi chủ động với mọi vị tướng mà cho dù chất tướng đó lép vế hơn đối phương. Do đó, hiểu rõ và điều khiển thông thạo vị tướng của mình là một yếu tố cực kì quan trọng.

Lời kết

Đối với trò chơi mang tính chiến thuật cao như Liên Mình Huyền Thoại, việc hiểu rõ bản chất của sự việc là rất quan trọng, cũng giống như câu nói “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” vậy. Ngoài việc tập chơi vị tướng của mình thành thục, bạn còn phải tìm hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của đối phương, từ đó có thể tự rút ra được những chiến thuật hợp lý.
Tags:  , shen

Trang bị mới cho các sát thủ, Kha’Zix và những ý kiến xoay quanh – Phần 1

Trang bị mới cho sát thủ, Kha'Zix được tăng một chút sức mạnh, vậy vấn đề ở đâu?
Ngay sau khi có thông tin về việc trang bị mới sắp được ra mắt, đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau về món trang bị này. Có người thì cho rằng các sát thủ sát thương vật lý quá yếu, việc ra thêm trang bị là điều cần thiết và phải làm nhanh chóng trước khi các sát thủ biến mất hoàn toàn. Còn có người thì lại cho rằng việc ra trang bị mới này sẽ làm mất cân bằng trò chơi, khi mà nó quá khỏe và tăng sức mạnh cho phần lớn những tướng sát thủ.
Với việc đó, đã có một người chơi chia sẻ những ý kiến và phân tích của mình về món trang bị này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
divider
Sau đây là bài phân tích “ngắn gọn” của tôi về quyết định đưa vào trang bị mới của Riot, và tại sao giải pháp họ đề xuất sẽ không có hiệu quả.

Giải mã “bí ẩn”: Các sát thủ sát thương vật lý đang gặp khó khăn?

Đầu tiên và quan trọng nhất, nói vậy là không đúng. Dưới đây là danh sách các sát thủ sát thương vật lý truyền thống:
  • talon Talon, zed  Zed, 1110-shaco-3 Shaco, rengar Rengar và Khazix Kha’Zix.
Các bạn có thể bảo rằng những tướng sau cũng là sát thủ: Nocturne, Pantheon, Lee Sin, Jarvan IV, Xin Zhao, Irelia, Riven, Yasuo.
Bài phân tích này sẽ không nói về các tướng đó bởi:
Lee Sin, Jarvan, Xin Zhao, Irelia và Nocturne thường chỉ lên 1-3 trang bị công kích (trung bình là 2) sau đó lên đồ chống chịu. Đấy không phải là sát thủ. Đấy là đấu sĩ hoặc tướng khắc chế chủ lực. Họ luôn NHẮM vào chủ lực địch không đồng nghĩa với việc họ là sát thủ. Chính vì thế, Riven, Yasuo và Pantheon đều có nguyên nhân để không trở thành sát thủ.
hodgB
Talon là một sát thủ chính hiệu.
  • Yasuo giống một đấu sĩ lên thuần sát thương hơn. Anh ta không tập trung vào một tướng chủ lực mà tìm cách khóa nhiều người nhất có thể với chiêu cuối, gây sát thương lên bất kỳ mục tiêu nào. Đó không phải là ám sát, mà đó là chiến đấu.
  • Sát thương của Pantheon, nếu không lăn cầu tuyết mạnh, thường quá yếu để hạ gục đối phương trong 1-2 giây, và nói chung cũng không đáng sợ như những tướng khác. Vị tướng này thường phải lên tới 3 đồ chống chịu. Giống một tướng đỡ đòn với kỹ năng công kích tốt chứ không hẳn là một sát thủ. Pantheon lên sát thương vật lý là một thứ CÓ THỂ có tác dụng, nhưng kém hơn NHIỀU so với các sát thủ khác.
polycount-pantheon-4
Pantheon không hẳn là một sát thủ.
  • Riven nếu làm sát thủ thì lại thiếu các công cụ để nhắm chuẩn vào mục tiêu mong muốn mà không bị cấu máu hoặc phải băng qua toàn bộ đội hình địch. Cô ta có sát thương và tốc độ để ngay lập tức hạ gục một ai đó, nhưng xét về độ cơ động, cô ta quá chậm so với một sát thủ chân chính. Cô ta sẽ bị rút máu.
Vậy là chúng ta có: Zed, Talon, Rengar, Kha’Zix, Shaco.
Những tướng trên có các đặc điểm sau: dễ dàng tiếp cận mục tiêu, dồn sát thương lớn mà không hoặc cần ít thời gian chuẩn bị, chuỗi chiêu tiêu chuẩn, thời gian hồi chiêu cuối (hoặc chiêu sát thủ chính) tương đối nhanh. Mục đích chính của phần dưới đây là nhằm loại bỏ “bí ẩn” rằng các sát thủ sát thương vật lý đang gặp khó khăn. Hãy xem tỉ lệ thắng trên Champion.GG:
ZedTalonRengarRengarShacoKha’Zix
Đường GiữaĐường GiữaRừngĐường TrênRừngRừng
51.36%53.57%51.07%51.45%52.87%46.14%
Về mặt thống kế, tất cả tướng trên (trừ Kha’Zix) đều có tỉ lệ thắng khá tích cực, NGAY CẢ với những tướng yêu cầu kỹ năng cao (Zed, Rengar), và hai tướng có tỉ lệ thắng “cao” (Shaco, Talon).
Bạn có thể nói, “chỉ số thống kê không phải tất cả!” Nửa đúng, nửa không. Tất nhiên, tỉ lệ thắng HOÀN TOÀN không nói lên việc một tướng có được thiết kế tốt không. Tuy nhiên, tỉ lệ thắng cho biết hiệu quả của họ ở trình độ từ Kim Cương trở lên. Nói chung, tỉ lệ thắng 48-52% được coi là “cân bằng”, thấp hơn sẽ bị coi là “yếu” còn cao hơn thì là “mạnh”. Sát thủ sát thương vật lý rõ ràng là hiệu quả ở trình độ từ Kim Cương trở lên.
Do đó, “bí ẩn” rằng sát thủ sát thương vật lý đang gặp khó khăn là, theo cách gọi của tôi, “nhảm nhí”.

Nhưng Kha’Zix thì sao?

Kha’Zix đi rừng có tỉ lệ thắng là 46.14%, như vậy là rất thấp. Về mặt thống kê, nó bị coi là yếu. Và đúng, nó là một sát thủ sát thương vật lý. Tuy nhiên, khi một sát thủ sát thương vật lý thể hiện kém, điều đó nghĩa là tướng đó thể hiện kém, chứ không phải tất cả sát thủ sát thương vật lý đều thể hiện kém.
Nhưng có chuyện gì với Kha’Zix vậy?
Bộ kỹ năng của nó, đơn giản là, rất yếu ở thời điểm hiện tại. Giờ bạn có thể hỏi: Sao bộ kỹ năng của Kha’Zix yếu, mà Rengar/Talon/Zed/Shaco lại quá mạnh thế?
Có hai lý do:
  • Các kỹ năng của Kha’Zix mâu thuẫn với nhau.
Kha’Zix thiếu một chuỗi chiêu mạnh, và thiếu công cụ để giải quyết mục tiêu. Hãy cùng nhìn vào chuỗi chiêu “tiêu chuẩn” của Kha’Zix và so sánh nó với các tướng khác. Chúng ta sẽ bỏ qua các trang bị kích hoạt như Rìu Mãng Xà vì có rất nhiều sát thủ mua nó, và chúng ta cũng sẽ bỏ qua Shaco vì hắn có thể tùy biến chuỗi chiêu của mình để ám sát hiệu quả nhất. Thêm vào đó, hắn giống một sát thủ đầu trận hơn nên bộ kỹ năng của hắn tập trung vào mục đích này.

Kha’Zix

Chuỗi chiêu tiêu chuẩn của Kha’Zix:
  • khazix-leap E > khazix-void-spike W > khazix-taste-their-fear Q > khazix-void-assault R > Đánh Thường
Sát thương, nếu bị cô lập:
1226 + 1.0 Sức mạnh Phép thuật + 4.0 Sát thương Vật lý cộng thêm + 1.0 Sát thương Vật lý
Sát thương, nếu không bị cô lập:
995 + 1.0 Sức mạnh Phép thuật + 2.6 Sát thương Vật lý cộng thêm + 1.0 Sát thương Vật lý
Trang bị sát thương tiêu chuẩn của Kha’Zix:
  • stalkers-blade-warrior Trang Bị Đi Rừng Phù Phép: Chiến Binh > 3074_Ravenous_Hydra Rìu Mãng Xà > 2404-blackcleaver-2 Rìu Đen > Maw_of_Malmortius_item Chùy Gai Malmortius
Như vậy là với bộ trang bị trên, bạn sẽ có tổng 60 + 75 + 55 + 55 = 245 Sát thương Vật lý cộng thêm.
Sát thương, nếu bị cô lập:
1226 + 980 + 353 = 2559 Sát thương
Sát thương, nếu không bị cô lập:
995 + 637 + 353 = 1985 Sát thương
Nếu nhìn kỹ, bạn có thấy những con số này không mạnh lắm.

Hãy so sánh với Talon, tướng có chuỗi chiêu và bộ trang bị tiêu chuẩn của sát thủ.

Talon

Chuỗi chiêu của Talon:
  • talon-cutthroat E > Đánh Thường > talon-noxian-diplomacy Q > talon-rake W > talon-shadow-assault R
Sát thương:
1.15((1.1(2.0 Sát thương Vật lý + 1.3 Sát thương Vật lý cộng thêm + 200) + 700 + 2.7 Sát thương Vật lý cộng thêm)
Trang bị tiêu chuẩn của Talon:
  • Youmuu's_Ghostblade_itemKiếm Ma Youmuu > 3074_Ravenous_Hydra Rìu Mãng Xà > 2404-blackcleaver-2 Rìu Đen > Lord_Dominik's_Regards_item Nỏ Thần Dominik
Tổng sát thương vật lý mà bạn nhận khi mua bộ trang bị trên 65 + 75 + 55 + 40 = 235 Sát thương Vật lý cộng thêm
Sát thương:
1.15((1.1(686 + 306 + 200)) + 700 + 635) = 3043 Sát thương
Nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy nhưng con số này tốt hơn NHIỀU, từ 20%-50% so với Kha’Zix, và hai trong số kỹ năng của Talon là trên diện rộng.
Vậy thì sao?
Khazix-qua-khu-hien-tai-tuong-lai-6
Kha’Zix đang khá yếu trong vai trò sát thủ.
Từ đó, chúng ta có thể thấy sát thương của Kha’Zix khá thấp. Hầu hết sát thủ có sát thương phân phối đều giữa các kỹ năng (Talon và Zed có sát thương chia đều giữa Q, W, R và E là chiêu khuếch đại sát thương. Sát thương của Rengar hầu hết đều nằm ở Q, nhưng có thể dùng liên tục)
Sát thương của Kha’Zix thì sao? Nằm hết ở Q. Có một ít ở W và E, nhưng chủ yếu là từ Q. Rengar cũng thế. Nhưng bộ kỹ năng của Rengar cho phép nó dùng Q liên tục, tương đương với việc giúp nó có nhiều kỹ năng gây sát thương. Do đó, sát thương của Kha’Zix khá thấp, và không có cách nào để khuếch đại nó qua các cơ chế khác cả.
Được rồi, vậy bộ kỹ năng của Kha’Zix gây sát thương không hiệu quả vì phụ thuộc hầu hết vào Q.
Tại sao các kỹ năng của nó lại mâu thuẫn với nhau?
kha zix E

Cơ chế hoạt động của kĩ năng thoát thân khác nhau.
E và Q là một điển hình. Q mạnh khi mục tiêu bị cô lập. Chuyện này không thường diễn ra trong giao tranh, tuy nhiên, chiêu E lại hợp với giao tranh. Mỗi khi hạ gục E được hồi lại hoàn toàn. Kỹ năng này thường có ở những tướng gây nhiều sát thương trong giao tranh (Yi, Katarina, Tristana, Twitch,…). Một bộ kỹ năng rất lạ. Gây sát thương mạnh lên mục tiêu BỊ CÔ LẬP, nhưng chỉ có sát thương trong giao tranh tốt khi mục tiêu KHÔNG BỊ CÔ LẬP.
Có người sẽ bảo rằng: Chiêu E hồi lại chủ yếu để rút lui. Cũng hợp lý đấy, nhưng tại sao Talon và Zed đều có thể rút lui mà không cần phải hạ gục mục tiêu, trong khi Kha’Zix phải làm thế và lại có sát thương thấp hơn?
Đó là do bộ kĩ năng quá rối rắm. Quá đơn giản.

[còn tiếp...]

^